Khoa học Mở ngày càng được tham chiếu tới như là “Khoa học cho Tương lai” và “Tương lai của Khoa học”. Bằng việc làm cho khoa học truy cập được nhiều hơn, quy trình khoa học bao hàm toàn diện hơn và các kết quả đầu ra của khoa học mở sẵn sàng đọc được nhiều hơn và thích hợp hơn cho xã hội, Khoa học Mở có thể là người thay đổi cuộc chơi để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững – SDGs (Sustainable Development Goals) của Liên hiệp quốc, đặc biệt ở châu Phi, các quốc gia ít phát triển nhất, các quốc gia đang phát triển không giáp biển, và các quốc gia đang phát triển là các hòn đảo nhỏ (SIDS). Trong Hội nghị Toàn thể của mình, kết thúc vào ngày 27/11/2019, các quốc gia thành viên UNESCO đã giao nhiệm vụ cho Tổ chức này dẫn dắt đối thoại toàn cầu về Khoa học Mở, xác định các chuẩn mực được đồng thuận toàn cầu và tạo ra công cụ thiết lập tiêu chuẩn.
Hiện chưa có khung toàn cầu bao trùm tất cả các khía cạnh của Khoa học Mở. Tuy nhiên, trong khi phong trào này phát triển toàn cầu và số lượng các khung vận hành, chính sách và pháp lý về Khoa học Mở ở các mức đang nở rộ, là quan trọng để đảm bảo rằng tất cả các quốc gia ở tất cả các khu vực có tiếng nói về Khoa học Mở, để thực sự đảm bảo rằng các thực hành Khoa học Mở đóng góp cho việc giảm thiểu các khoảng cách về khoa học giữa “những người có” và “những người không có”.
UNESCO, như là một Cơ quan của Liên hiệp quốc với sứ mệnh về Khoa học, là tổ chức hợp pháp toàn cầu xúc tác để xây dựng tầm nhìn gắn kết của Khoa học Mở và chia sẻ tập hợp các nguyên tắc phổ quát và chia sẻ các giá trị. Chính vì lý do này mà 193 quốc gia đã tập hợp nhau ở Paris nhân Hội nghị Toàn thể UNESCO lần thứ 40, đã quyết định tham gia vào quy trình nhiều bên tham gia đóng góp, có tính tư vấn, bao hàm toàn diện và có sự tham gia của các bên để xác định công cụ chuẩn mực toàn cầu về Khoa học Mở – Khuyến cáo về Khoa học Mở của UNESCO. Quy trình này được kỳ vọng mất 2 năm và sẽ dẫn dắt các quốc gia thành viên UNESCO áp dụng khuyến cáo đó vào năm 2021.
Đối với UNESCO, Khoa học Mở không chỉ là vấn đề của khoa học là mở cho cộng đồng nghiên cứu, như trong “truy cập mở” và “dữ liệu mở”, mà tham chiếu tới khoa học mở cho xã hội. Khoa học Mở có thể đóng góp cho việc dân chủ hóa khoa học bằng việc gia tăng sự cộng tác và truy cập các mạng khoa học, tăng cường văn hóa khoa học, cải thiện sự tham gia của các công dân trong các hoạt động nghiên cứu và gia tăng truy cập tới dữ liệu và thông tin khoa học cho các cộng đồng, những người làm chính sách và ra quyết định. Khoa học Mở có thể là công cụ mạnh để làm giảm sự bất bình đẳng giữa và bên trong các quốc gia và cải thiện sự hiện thực hóa quyền con người về khoa học như được công bố trong Điều 27 Tuyên ngôn Vạn năng về các Quyền Con người.
Theo ngữ cảnh này, Khuyến cáo của UNESCO về Khoa học Mở sẽ xác định Khoa học Mở và chỉ tới các biện pháp cụ thể về Truy cập Mở và Dữ liệu Mở với các đề xuất cụ thể để hành động nhằm đưa các công dân tới gần hơn với khoa học, và các cam kết cụ thể vì sụ phân phối và sản xuất tốt hơn khoa học trên thế giới. Quy trình phác thảo Khuyến cáo này sẽ được cân bằng theo khu vực, là bao hàm toàn diện cao, có tính cộng tác và nhiều bên tham gia đóng góp.
Khuyến cáo Khoa học Mở sẽ được ghi trong phần tiếp theo của Khuyến cáo năm 2017 về Khoa học và Nghiên cứu Khoa học và nó sẽ được xây dựng trong Chiến lược của UNESCO về Truy cập Mở tới Thông tin và Nghiên cứu Khoa học, Cổng (Portal) Truy cập Mở Toàn cầu của UNESCO và Khuyến cáo mới của UNESCO về Tài nguyên Giáo dục Mở.
Nguồn: giaoducmo.avnuc.vn