Top 9 xu hướng công nghệ ảnh hưởng đến hoạt động của thư viện trong tương lai

Trong dòng chảy không ngừng của khoa học, kỹ thuật, các thư viện cũng đang dần ứng dụng công nghệ vào trong hoạt động quản lý và vận hành thường ngày. Nhiều thư viện đang dần được số hóa và chuyển đổi số và áp dụng các công nghệ hiện đại để chuyển mình thành thư viện thông minh. Sự phát triển công nghệ đã tạo ra một bộ mặt hoàn toàn mới cho các thư viện. 

Trong đó không thẻ bỏ qua top 9 xu hướng công nghệ sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực cho các thư viện trong tương lai.

  1. Big Data

Đi cùng sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ ngày nay, hoạt động của con người dù là cơ bản cũng đều tạo ra nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết: một cuộc gọi, một chiếc chạm lên điện thoại thông minh đều tạo ra dữ liệu. Khả năng lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn trở thành một lợi thế thực sự của các thủ thư nhờ các kỹ năng và kiến thức liên quan đến việc xử lý các nguồn dữ liệu khổng lồ.

Dữ liệu lớn được dùng trong lĩnh vực thư viện như thế nào? Thủ thư có thể sử dụng dữ liệu lớn để nâng cao các hoạt động trong thư viện như thu hút nhiều khách hàng, tạo ra mối liên hệ bền chặt hơn với cộng đồng người đọc, linh hoạt và thích ứng nhanh chóng với những biến đổi của môi trường và xã hội.

Ngoài ra, thủ thư cũng có thể cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng bằng cách cung cấp các nội dung và nguồn thông tin dựa trên đặc điểm của mỗi bạn đọc.

  1. Trí tuệ nhân tạo

Việc Siri và Alexa xuất hiện trên hầu hết điện thoại của con người thời nay khiến trí tuệ nhân tạo không còn công nghệ thuộc thì tương lai nữa mà đang hiện hữu trong mọi hoạt động hằng ngày. Trí tuệ nhân tạo cung cấp cho con người rất nhiều thông tin hữu ích, và do đó, trở thành một thử thách lớn đối với lĩnh vực thư viện. Tất nhiên, trí tuệ nhân tạo không thể thay thể vai trò kết nối con người với nguồn thông tin, và quan trọng hơn hết, vai trò kết nối giữ con người với con người của thư viện. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực thư viện là một phương cách để hiểu hơn thói quen, lối hành xử và đáp ứng đúng nhu cầu của bạn đọc.

  1. Công nghệ Blockchain

Blockchain và Bitcoin là chủ đề nóng hổi được bàn thảo rất nhiều trong những năm vừa qua. Blockchain về cơ bản là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin, liên kết với nhau bằng mã hóa, không ngừng mở rộng theo thời gian và đặc biệt là hiển thị với bất cứ ai trong network. Đây là một cách để thu thập và lưu trữ dữ liệu.

Công nghệ Blockchain có thể được dùng để xây dựng hệ thống siêu dữ liệu cho các thư viện, quyền sở hữu trí tuệ trên các sách số, kết nối mạng lưới thư viện và trường đại học, hỗ trợ các chương trình cộng đồng về xây dựng văn hóa đọc, mượn trả, kỹ năng đọc sách,..

  1. Internet of Things

Khi kết nối internet dần trở thành một nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của con người hiện đại, Internet vạn vật (The Internet of Things – IoT) cũng thu hút nhiều sự chú ý. Tương tự như công nghệ RFID được dùng trong các thư viện thông minh, IoT liên quan đến việc kết nối các thiết bị và luân chuyển dữ liệu hàng ngày giữa những thiết bị đó qua internet. Theo đó, có rất nhiều thiết bị và ứng dụng trong thư viện như theo dõi việc sử dụng phòng học, cảm biến ánh sáng, độ ẩm trong không khí,…cùng các dịch vụ khác nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho bạn đọc thư viện.

  1. Giao diện trực quan tập trung vào người dùng

Một trong những viễn cảnh tương lai trong dịch vụ thư viện là cá nhân hóa hoàn toàn giữa bạn đọc và hệ thống thư viện. Các thư viện có thể dùng công nghệ kỹ thuật số để tạo ra những trải nghiệm thú vị cho bạn đọc như: game tương tác cho trẻ em trên nền nhà tạo ra từ các máy chiếu, triển lãm kĩ thuật số hoành tráng trên những màn hình lớn để tạo ra nguồn cảm hứng cho người đọc.

Một trong những ví dụ điển hình cho công nghệ này là sự kiện tại Thư viện Tiểu bang Queenland có tên gọi “Unstacked” nhằm hiển thị một số bộ sưu tập của thư viện trên màn hình kĩ thuật số đồng thời liên tục cập nhật hoạt động tìm kiếm của bạn đọc trên các danh mục của thư viện theo thời gian thực. Màn giới thiệu trực quan này diễn ra với hi vọng truyền đến nguồn cảm hứng và thúc đẩy nhiều người đến khám phá và sử dụng thư viện nhiều hơn.

  1. Thực tế ảo tăng cường AR

Thực tế ảo tăng cường AR là công nghệ “nóng hổi” và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như y học, game, triển lãm, sự kiện,…và là công nghệ tiềm năng để ứng dụng vào thư viện. AR khiến hình ảnh trong sách sống động và trực quan hơn, nhờ đó mang đến những tương tác thú vị giữa bạn đọc và thư viện, đặc biệt đối với đối tượng trẻ em.

  1. Giao diện kĩ thuật số cho sách in

Khi dùng e-book, ai cũng thích các tính năng như “copy” hay “tìm kiếm”, “đánh dấu” các dòng chữ, và thật tuyệt vời nếu các tính năng này cũng có thể sử dụng được trên sách in. Sự kết hợp giữa kỹ thuật số và các bản sách in đã được thực hiện bởi một công ty của Nhật Fujitsu với sản phẩm Fingerlink, cho phép bạn đọc ấn chọn các phân đoạn cần chuyển sang phiên bản kỹ thuật cho các trang sách.

  1. Ô tô không người lái

Những năm trước đây, ô tô không người lái tưởng chừng như chỉ là câu chuyện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, nhưng đang dần được ứng dụng vào trong cuộc sống hiện đại. Càng có nhiều người muốn tìm hiểu về công nghệ này thì càng cần nguồn tài liệu chuyên sâu cho việc đào tạo, thu nạp kiến thức. Vai trò của thư viện kết hợp với các cơ quan, trường học, tổ chức để thu thập, lưu trữ và cung cấp kiến thức về mảng công nghệ này cho bất cứ ai cần tìm, đặc biệt là những người lao động trong ngành này.

  1. Drones

Drones là thiết bị bay nhỏ được điều khiển từ xa và được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực nhiếp ảnh, quay phim. Ngày nay, drone có thể được sử dụng để sưu tầm thêm hình ảnh để tăng nội dung tư liệu cho thư viện. Thậm chí, drone còn được dùng như một thiết bị giao nhận cho những bạn đọc bị khuyết tật, không có khả năng đến được thư viện hoặc do khoảng cách xa.

Nguồn: Princh.com

https://princh.com/blog-8-technologies-to-implement-at-the-library-of-the-future/#.YZ8wytDP3IV

Tags: chuyển đổi số, Quyền tác giả, Tập huấn