Ứng dụng IoT trong thư viện thông minh

IoT – Internet of Things hay còn gọi là Internet vạn vật, Mạng lưới vạn vật kết nối Internet. Là một trong bốn nền tảng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, IoT được xem là “huyết mạch” của toàn bộ hệ thống. Sự bùng nổ của IoT tạo ra nhiều tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Dưới sức ảnh hưởng của IoT, hàng loạt quy trình công việc sẽ được thay đổi theo hướng tự động hoá nhiều hơn. Giúp nâng cao khả năng hoạt động, vận hành của hệ thống và mang lại trải nghiệm đột phá cho người dùng.

Khái quát về Internet of Things

Theo PGS. Nguyễn Thanh Tùng – Giảng viên ngành Công nghệ thông tin Swinburne Việt Nam, khái niệm IoT có thể hiểu đơn giản như sau “IoT (Internet of Things) là một kịch bản của thế giới. Khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người hay người với máy tính.

Dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung Internet of Things là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet. Và bạn có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình chỉ bằng một thiết bị thông minh như smartphone, tablet, PC hay thậm chí chỉ bằng một chiếc smartwatch nhỏ bé trên tay. Việc kết nối có thể được thực hiện qua Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại…

Một mạng lưới IoT có thể chứa từ 50 đến 100 nghìn tỉ đối tượng được kết nối và mạng lưới này có thể theo dõi sự di chuyển của từng đối tượng.”

Trước làn sóng phát triển mạnh mẽ của công nghệ IoT trên thế giới, Việt Nam đã và đang dần chuyển mình với việc ứng dụng IoT trong hầu hết tất cả các lĩnh vực đời sống, đặc biệt phải kể đến như giao thông, các dịch vụ tiện ích, toà nhà thông minh, nông nghiệp, chăm sóc sức khoẻ và các ngành bán lẻ,…

Lĩnh vực giáo dục cũng không ngoại lệ, IoT đang là vấn đề quan trọng được cân nhắc, xem xét bởi các nhà giáo dục và các nhà lập pháp để có thể ngày càng có nhiều ứng dụng IoT hơn nữa trong hệ thống giáo dục và quản lý, đặc biệt là ứng dụng IoT trong thư viện thông minh (smart libarary).

Một số ứng dụng IoT trong thư viện thông minh tiêu biểu

Hỗ trợ truy cập vào thư viện và các nguồn tài nguyên

Thông qua ứng dụng di động, quản trị thư viện có thể cung cấp thẻ thư viện ảo cho người dùng và cho phép họ truy cập, sử dụng các nguồn tài nguyên. Khi người dùng truy cập vào thư mục của thư viện để xác định vị trí tài nguyên cần thiết, ứng dụng trên điện thoại di động của họ sẽ cung cấp bản đồ hướng dẫn người dùng đến vị trí của tài liệu. IoT cũng có thể cung cấp thông tin bổ sung về một tài liệu bằng cách kết nối với một trang web như Amazon, để người dùng có thông tin chi tiết về một tài liệu, trước khi họ mượn nó.

Quản lý các bộ sưu tập

Bộ sưu tập sẽ có các mã định danh RFID trên mỗi mục cho phép biểu diễn ảo của chúng được xác định bằng máy tính và đầu đọc RFID. Thông qua việc tích hợp các mã định danh RFID vào thẻ thành viên, việc lưu hành các tài nguyên và bộ sưu tập được diễn ra hợp lý và tiện lợi hơn.

IoT có thể cho người dùng biết về những cuốn sách quá hạn và họ nợ thư viện bao nhiêu tiền, giúp họ trả lại những cuốn sách quá hạn và trả tiền phạt trực tuyến mà không cần phải xếp hàng ở quầy phục vụ của thư viện. Kệ sách thông minh có thể quảng bá nội dung dựa trên hồ sơ mượn của khách hàng và lịch sử tìm kiếm trên Internet. IoT cũng sẽ giúp quản lý kho tài liệu tốt hơn vì nó có thể dễ dàng xác định vị trí tài liệu đang bị đặt sai chỗ.

Hỗ trợ các dịch vụ tham quan ảo trong thư viện

Kiến thức thông tin hoặc định hướng thông tin sẽ được cung cấp cho những người dùng mới để giúp họ hiểu thêm về tài nguyên và dịch vụ của thư viện. Việc  ứng  dụng IoT trong  thư  viện  thông  minh có thể giúp các thư viện trong việc cung cấp chuyến tham quan ảo tự hướng dẫn.

Điều này có thể thực hiện được nhờ việc thiết lập cảm biến như các thiết bị không dây ở các phần khác nhau của thư viện. Khi người dùng truy cập vào một phần cụ thể, điện thoại di động của họ sẽ phát video hoặc âm thanh giải thích thêm về phần đó và cách người ta có thể nhận được lợi ích tối đa từ nó. IoT thậm chí có thể cung cấp trải nghiệm phong phú về các bộ sưu tập đặc biệt như bản thảo bằng cách cung cấp phiên bản số của nó trên điện thoại di động của người dùng khi quyền truy cập vật lý vào các tài liệu đó bị hạn chế.

Cung cấp các dịch vụ khuyến nghị

IoT có thể sử dụng dữ liệu của người dùng để đưa ra các đề xuất phù hợp cho họ. Để làm được điều này, IoT sẽ thu thập và phân tích dữ liệu thời gian thực, dựa trên lịch sử mượn trả của họ. Khi một nhà nghiên cứu tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của mình, IoT có thể đề xuất các tài liệu khác mà có thể họ sẽ quan tâm. Khi người dùng đang ghé thăm hoặc ở gần thư viện, IoT có thể thông báo cho người dùng về những người mới đến trong khu vực đọc sách hoặc tương tác của họ. Ngoài ra, IoT còn thông tin về sự sẵn có của tài liệu mà người dùng đã mượn hoặc đã tìm kiếm trong lần trước đó.

Hỗ trợ các dịch vụ dựa trên vị trí

IoT sẽ giúp các thư viện cung cấp các dịch vụ dựa trên vị trí thông qua các ứng dụng di động có hỗ trợ. Với khả năng định vị của mình, IoT có thể giúp người dùng đọc tiếp những tài liệu đọc trong lần trước hoặc đề xuất các tiêu đề thú vị có sẵn về chủ đề và trạng thái của những tài liệu đã kiểm tra. Ngoài ra, IoT cũng cho phép các thư viện cung cấp trạng thái sẵn có của phòng đọc, phòng thảo luận, máy in, máy quét, máy tính… bằng cách hiển thị giờ cao điểm và giờ cao điểm sử dụng của họ trên trang web của thư viện hoặc người dùng có thể kiểm tra bằng ứng dụng di động thư viện của họ.

Hỗ trợ quản lý các thiết bị trong thư viện

IoT có thể giúp các thư viện và người dùng của họ quản lý tốt hơn các thiết bị có sẵn và từ đó tiết kiệm chi phí năng lượng. IoT có thể hỗ trợ việc mở rộng quyền kiểm soát thiết bị không chỉ cho người làm thư viện mà còn cho cả người dùng.

Nâng cao chất lượng môi trường thư viện

Các thiết bị cảm biến sử dụng công nghệ IoT cho phép cung cấp các thông tin giá trị về môi trường hiện tại của thư viện nhằm phục vụ và đánh giá hành vi người dùng trong thư viện, cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như là thông tin để cải tiến và điều chỉnh môi trường thư viện trở nên hấp dẫn hơn đối với người dùng. Ví dụ thông qua các giá trị cảm biến được cập nhật, thư viện có thể đánh giá được các sự kiện, các khu vực người dùng ưa thích sử dụng, các chất liệu bàn ghế hay các nguồn tài nguyên thư viện hay thường xuyên được khai thác

                                                                                                                          (Nguồn: Thư viện quốc gia Việt Nam )

Kính mời quý bạn đọc theo dõi thêm các bài viết liên quan tới thư viện thông minh tại:

Tags: chuyển đổi số, Quyền tác giả, Tập huấn